Những chi tiết đáng chú ý Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam

Về xuất thân

  • 9 người gốc miền Bắc:

Văn Tiến Dũng - Hà Nội

Lê Trọng Tấn - Hà Nội

Phùng Quang Thanh - Hà Nội

Đỗ Bá Tỵ - Hà Nội

Hoàng Văn Thái - Thái Bình

Nguyễn Quyết - Hưng Yên

Phạm Văn Trà - Bắc Ninh

Ngô Xuân Lịch - Hà Nam

Lương Cường - Phú Thọ

  • 5 người gốc miền Trung:

Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình

Nguyễn Chí Thanh - Thừa Thiên-Huế

Chu Huy Mân - Nghệ An

Lê Đức Anh - Thừa Thiên-Huế

Đoàn Khuê - Quảng Trị

  • 1 người gốc miền Nam

Lê Văn Dũng - Bến Tre

Hà Nội là địa phương xuất thân nhiều đại tướng nhất (4 người). Kế đó là Thừa Thiên Huế (2 người). Các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Bến Tre, Phú Thọ mỗi tỉnh xuất thân 1 người.

Có chín người tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1945. Xuất thân nghề nghiệp trước khi gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam, có một người là trí thức (Võ Nguyên Giáp), 4 công nhân (Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Lê Đức Anh, Nguyễn Quyết), 3 nông dân (Nguyễn Chí Thanh, Chu Huy Mân, Đoàn Khuê) và 1 là lính tập (Lê Trọng Tấn). Năm người còn lại tham gia sau năm 1945 là Phạm Văn Trà (1953), Lê Văn Dũng (1963), Phùng Quang Thanh (1967), Đỗ Bá Tỵ (1972), Ngô Xuân Lịch (1973) và Lương Cường (1972) đều theo binh nghiệp từ năm 18 tuổi.

Về các cương vị trong quân đội

Dưới đây là thống kê những chức vụ chủ chốt trong quân đội do các đại tướng từng nắm giữ

  • Tổng tư lệnh quân đội: 1 người (Võ Nguyên Giáp)
  • Bí thư Quân ủy Trung ương: 2 người (Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng)
  • Bộ trưởng Quốc phòng: 7 người (Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Phạm Văn Trà, Phùng Quang Thanh, Ngô Xuân Lịch)
  • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: 6 người (Nguyễn Chí Thanh, Chu Huy Mân, Nguyễn Quyết, Lê Văn Dũng, Ngô Xuân Lịch, Lương Cường)
  • Tổng Tham mưu trưởng: 9 người (Hoàng Văn Thái, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Phạm Văn Trà, Lê Văn Dũng, Phùng Quang Thanh, Đỗ Bá Tỵ)

Có hai người từng nắm giữ 3 chức vụ chủ chốt là Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bí thư Quân ủy, Bộ trưởng Quốc phòng) và Văn Tiến Dũng (Bí thư Quân ủy, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng), 6 người từng nắm giữ 2 chức vụ là Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Phạm Văn Trà, Phùng Quang Thanh (đều cùng nắm giữ Tổng Tham mưu trưởng rồi Bộ trưởng Quốc phòng), Lê Văn Dũng (Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) và Ngô Xuân Lịch (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng). Sáu người còn lại chỉ giữ 1 chức vụ là Nguyễn Chí Thanh, Chu Huy Mân, Nguyễn Quyết (đều là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn và Đỗ Bá Tỵ (đều là Tổng Tham mưu trưởng).

Về các chức vụ Đảng, tất cả 15 người đều từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó có chín người được bầu vào Bộ Chính trị, 4 người vào Ban Bí thư.

Đến thời điểm này, có chín người đã được trao tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của nhà nước Việt Nam. Hai người được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Về thời điểm thụ phong

Có ba người được phong trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, 5 người được phong trong thời gian xung đột biên giới Phía BắcTây Nam. Bảy người còn lại được phong vào thời bình.

Độ tuổi trung bình của các đại tướng khi thụ phong là 60 tuổi.

Có chín người được phong tướng trước năm 1975, trong đó có năm người thụ phong hàm tướng vượt cấp gồm Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh (thụ phong thẳng hàm Đại tướng), Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân (thăng vượt cấp từ Thiếu tướng lên Thượng tướng) và Lê Đức Anh (thăng vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng).

Các năm 1984, 1990, 2007, 2015 đều có 2 đại tướng được phong trong năm.

Giai đoạn 1984-1986 có nhiều đại tướng tại nhiệm nhất: 6 người (Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Chu Huy Mân, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Văn Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Tổng Tham mưu trưởng Thứ nhất Hoàng Văn Thái, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia Lê Đức Anh)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam http://congbao.chinhphu.vn/tai-ve-van-ban-so-20-vb... http://laws.dongnai.gov.vn/1945_to_1950/1948/19480... http://laws.dongnai.gov.vn/1951_to_1960/1959/19590... http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/V... https://nhandan.com.vn/chinhtri/item/24253102-thuo... https://plo.vn/thoi-su/chinh-tri/13-vi-duoc-phong-... https://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/pho... https://tuoitre.vn/thang-quan-ham-dai-tuong-cho-do... https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-thang-qua...